Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Rác thải điện tử đang đe dọa sức khỏe con người và môi trường

Thông tin cập nhật trên trang U.S.News cho biết, núi rác thải điện tử độc hại đang gây nhiều nguy hại cho cả người lao động lẫn môi trường ở các nước đang phát triển. Một số nơi không sử dụng máy tính, điện thoại di động, ti vi và nhiều sản phẩm khác do họ sản xuất ra, tuy nhiên tại các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, phải chịu trách nhiệm này. 

Rác thải điện tử đang gây nhiều nguy hại cho cả con người lẫn môi trường
Rác thải điện tử đang gây nhiều nguy hại cho cả con người lẫn môi trường
Trước đây, các nước phát triển ước tính đã xuất khẩu khoảng 23% lượng rác thải điện tử của họ sang bảy quốc gia đang phát triển, theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường (Mỹ) thông tin.

Nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử ngày càng tăng và tuổi thọ sản phẩm ngày càng ngắn cũng đồng nghĩa với việc chất thải điện tử sẽ không phải là vấn đề. Tuy nhiên, giải pháp lại không thể thực hiện cách nhanh chóng hoặc dễ dàng. 

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, trung bình mỗi hộ gia đình người Mỹ sở hữu khoảng hơn 20 thiết bị điện tử. Một số bang đã cấm xử lý các sản phẩm điện tử như rác thải thông thường, còn EPA đặc biệt khuyến khích tái chế. Tuy nhiên trên thực tế, khi tiến hành tái chế ti vi, thì rất có thể nó sẽ được xuất khẩu sang một số quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Nigeria có công nhân làm công việc tái chế trái phép, thường sử dụng dầu thô, công nghệ nguy hại để trích xuất kim loại có giá trị trong chất thải và sau đó đốt các phần còn lại. 

Theo lập luận, tái chế thiết bị điện tử có thể giúp các nước đang phát triển vượt qua những "khoảng cách số", cũng như phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở những khu vực cần thiết. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, nếu thiết bị không hoạt động thì việc tái chế có thể cung cấp phụ tùng thay thế và các kim loại có giá trị như đồng. Tuy nhiên, quy trình để có được những vật liệu giá trị thường đòi hỏi phải tiếp xúc với kim loại nặng như chì và thủy ngân. 

EPA, một trong những cơ quan chủ trì công tác liên ngành về Quản lý Điện tử do chính quyền Obama thành lập, đã nhận ra những lợi ích tiềm năng của thiết bị điện tử tái chế và khuyến khích hành động trên, cho phép rác điện tử chất thành đống. Tuy nhiên, cơ quan này cũng "rất lo ngại về vấn đề xử lý an toàn các thiết bị điện tử đã qua sử dụng, đặc biệt là loại bỏ thiết bị điện tử hoặc chất thải điện tử cả ở trong nước lẫn nước ngoài đều gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường", phát ngôn viên của EPA, ông Purchia Liz, chia sẻ trong một email. 

Rác thải điện tử rất đáng lo ngại tại các nước đang phát triển
Rác thải điện tử tại các nước đang phát triển rất đáng lo ngại

Còn Jim Puckett, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Basel Action Network (Mỹ), cho biết kỹ thuật của công nhân và nhân khẩu học ở mỗi quốc gia không giống nhau. Tại Ghana, Puckett cho biết ông thấy chủ yếu là trẻ em mồ côi ở độ tuổi từ 12 đến 20 tuổi, làm việc trong khu ổ chuột với công đoạn đốt cháy thiết bị điện tử và giải phóng khí độc vào không khí.

Tại Nigeria, Puckett nhận thấy công nhân ở mọi lứa tuổi ném điện tử vào bãi và đốt chúng. Họ cố gắng sửa chữa và tái chế các thiết bị khi có thể, nhưng phần lớn đều không thể sửa chữa. Ở Trung Quốc, Puckett cho rằng ông thấy trẻ em tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại.

Ông nói thêm: "Trẻ em đào bới thùng rác, trong tro từ nhựa bị đốt cháy, chúng thở trong khói. Đôi khi hiện tượng này còn xảy ra tại nhà khi nấu các bảng mạch. Vì vậy, trẻ em hít phải toàn bộ khí độc."

Một nghiên cứu gần đây của tổ chức phi chính phủ Toxics Link đang tập trung vào cuộc đấu tranh với các chất liệu độc hại cả ở cấp độ toàn cầu và địa phương, báo cáo ô nhiễm đất và nước ở hai khu vực tại Delhi, Ấn Độ có thiết bị điện tử tái chế cho biết.  

Đất ở cả hai vùng Loni và Mandoli (Ấn Độ) đều chứa hàm lượng kim loại nặng và các chất gây ô nhiễm khác ở mức cao. Mẫu đất từ cả hai khu vực chứa chì, mức cao nhất tại Loni gấp gần 147 lần so với mẫu đối chứng. Thêm nữa, nước uống cũng bị ô nhiễm. Mẫu đất tại hai khu vực thậm chí còn chứa thủy ngân gấp 710 lần giới hạn tiêu chuẩn ở Mandoli và gấp khoảng 20 lần hạn định tại Loni. 

Ấn Độ đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc về số lượng thiết bị điện tử tái chế, tiếp theo là Nigeria, Ghana, Bờ Biển Ngà, Benin và Liberia, theo nghiên cứu Khoa học và Công nghệ môi trường (Mỹ) cho biết.

Xuất khẩu chất thải điện tử sang các nước đang phát triển bị cấm ở Liên minh châu Âu, nhưng thực tế vẫn được coi là hợp pháp tại Mỹ. Vì vậy, những người làm việc này tại EU có thể bị truy tố. Mặt khác, để vận chuyển hợp pháp tại EU thì việc đầu tiên là các thiết bị điện tử phải qua kiểm định. 
                                                                                                                                                 Sưu tầm: http://thongthuong.com/thung-rac.html

Đồng bằng sông Cửu Long: Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt

Bài 1: Rác hành dân, Cần Thơ lúng túng trong cách xử

– Thời gian qua nhiều tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL chưa làm tốt công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, khiến môi trường và đời sống của một bộ phận người dân sống xung quanh khu vực các bãi chứa rác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều lần người dân ở Cần Thơ sống xung quanh khu vực này đã “biểu tình”, chặn xe không cho tiếp tục chở rác, khiến địa phương lúng túng trong việc xử lý. Trái lại, ở Vĩnh Long, một nhà máy xử lý rác thải đầu tư hàng trăm tỉ đồng, công nghệ hiện đại lại bị địa phương làm khó phải trùm mền.

Cả một vùng bị ô nhiễm không khí và nguồn nước,  khiến sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cả một vùng bị ô nhiễm không khí và nguồn nước,
khiến sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trước ngày 31-12-2013, khi còn là tỉnh chung Hậu Giang rồi Cần Thơ, rác thải sinh hoạt của TP. Cần Thơ được đổ tại bãi rác Tân Long xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp của tỉnh Hậu Giang. Bình quân mỗi ngày, bãi rác Tân Long tiếp nhận khoảng 600 tấn rác của hai tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Thế nhưng, gần đây, do tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nên tỉnh Hậu Giang đã quyết định đóng cửa bãi rác này vào cuối năm 2013. Việc này đã được thông báo cho TP. Cần Thơ từ rất lâu. Tuy nhiên, sự chuyển động của lãnh đạo thành phố quá chậm nên đến ngày đóng cửa bãi rác, mọi phương án của Cần Thơ chỉ là tạm thời. Bãi rác mới được triển khai ở phường Phước Thới (quận Ô Môn) cũng chỉ là biện pháp tình thế. Trước đó, UBND TP. Cần Thơ giao cho một phó chủ tịch trực tiếp lo việc mời gọi đầu tư lò xử lý rác thải, nhưng đến nay mọi việc vẫn còn nằm trên giấy.

Thùng rác gây ô nhiễm, dân bức xúc

Việc bãi rác Tân Long đóng cửa khiến cho TP. Cần Thơ gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong cách tập kết rác xử lý thải. Biện pháp tạm thời trước mắt là số lượng rác của một số quận của TP. Cần Thơ như: Kinh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn được tập trung tại các ô chứa rác với diện tích khoảng 5.500 m2 tại phường Phước Thới (quận Ô Môn). Sở Xây dựng được giao trách nhiệm chính trong việc đầu tư xây dựng 3 lò đốt rác có công suất 30 tấn/lò/ngày, công suất 90 tấn/ngày đặt tại bãi rác Thới Lai để xử lý rác cho thành phố, nhưng cho đến cuối năm 2013 vẫn chưa thực hiện được. Ông Nguyễn Tấn Dược – Giám đốc Sở Xây dựng Cần Thơ trong một lần trả lời với cử tri đã hứa sẽ sớm có lò đốt rác nhưng đến đầu năm 2014 này hiện vẫn còn nằm trên giấy. Dự kiến, lò đốt rác sẽ hoạt động vào năm giữa 2014. Để đối phó, UBND TP. Cần Thơ đã giao cho Công ty Mùa Xuân 10ha để xây dựng bãi đổ rác tạm, nên trong thời gian này chủ yếu là đổ rác, khử mùi. Bãi rác tạm Phước Thới đang hàng ngày chịu tình trạng quá tải với lượng rác thải 500 tấn/ngày.

Chính vì quá bức xúc trước tình trạng môi trường bị ô nhiễm, ngày 12-1-2014, hàng trăm hộ dân phường Phước Thới và phường Thới An đã chặn đường không cho xe đổ rác vào bãi rác. Nhiều người dân ở đây bức xúc cho biết, từ đầu năm đến nay họ phải chịu đựng mùi hôi thối của hàng trăm tấn rác mỗi ngày, bốc lên nồng nặc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, gây khó khăn cho sản xuất. Đặc biệt hơn, dòng nước tại sông Ngọn Bà Quý (khu vực Thới Trinh, phường Phước Thới) bị bãi rác xả ra gây ô nhiễm nặng. Bà con kiên quyết không cho xe rác vào đổ tiếp. Có người đã ném đá vỡ kính xe rác của Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Cần Thơ. Bà Bùi Thị Bé, ở khu vực Thới Trinh (Phước Thới) bức xúc nói: Một ngày, hàng trăm xe rác đổ về đây, cả một vùng bị ô nhiễm không khí và nguồn nước, không khí ngột ngạt khiến sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chính quyền lúng túng trong việc tìm ra biện pháp xử lý

Đến sáng 25-1-2014, sau khi tái diễn lại tình trạng xả nước thải ra sông, người dân sống gần bãi rác Ô Môn (TP. Cần Thơ) lại tiếp tục đến đầu đường ngăn không cho xe chở rác đến đổ vào bãi rác. Sau khi người dân kéo đến chặn xe rác, chính quyền có hứa sẽ khắc phục nhưng chỉ hơn 1 tuần sau lại tái diễn, thậm chí mức độ còn nặng hơn.

Ông Mai Văn Út, Phó chủ tịch UBND quận Ô Môn cho biết: Trước mắt, huyện sẽ hỗ trợ kéo nước máy phục vụ cho gần 130 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp, đồng thời sẽ theo dõi chặt nếu phát hiện xả nước thải từ bãi rác ra, sẽ xử lý nghiêm…

Theo quy hoạch, bãi rác tại khu vực phường Phước Thới, quận Ô Môn thực chất là nơi xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn có tổng diện tích 47ha. Hiện tại thành phố đang lựa chọn công nghệ cho phù hợp, dự kiến khoảng 3 năm nữa mới bắt đầu làm sau khi bãi rác Tân Long đóng cửa. Tuy nhiên, vì chỉ là bãi rác tạm, cách thi công vội vàng nên nguy cơ ô nhiễm môi trường ở bãi rác này sẽ còn tiếp diễn, thậm chí là ngày càng nặng nề hơn. Thêm vào đó, hàng trăm người từ bãi rác Tân Long tìm đến bãi rác Phước Thới để mưu sinh cũng là chuyện nan giải về an ninh trật tự.

Để giải bài toán ngập rác, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Cần Thơ sang Vĩnh Long để hợp đồng xử lý rác với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phương Thảo, nhưng do công ty bị đóng cửa nên việc xử lý rác rơi vào bế tắc. 
                                                                                                                                                                           Sưu tầm: http://thongthuong.com/thung-rac.html

NGƯỜI VỢ MÙ

Có lẽ duyên phận đưa anh đến bên cô. Mặc bao lời khuyên ngăn,một lễ cưới xinh đẹp diễn ra ở thánh đường.
Anh gặp cô trong một lần theo đoàn về tình nguyện khám chữa bệnh ở vùng sâu vùng xa. Cô giống như bông hoa dại mọc giữa rừng núi… Ngay lần đầu tiên anh đã phải lòng cô gái nhỏ nhắn, trắng trẻo và ngây thơ đó. Bất chấp rằng… cô không hề nhìn thấy gì cả.
- Em bị mù, anh rất thiệt thòi khi lấy em. Bây giờ anh hối hận vẫn còn kịp đấy.
- Em đợi đi! Cả đời này anh cũng sẽ không hối hận!
Anh áp những ngón tay mềm mại của cô lên má mình, thì thầm…



Họ sống với nhau hai năm, anh lên chức viện trưởng một bệnh viện lớn. Anh và cô đều mong chờ một đứa trẻ nhưng chưa thành hiện thực. Ngày nhận kết quả xét nghiệm, cô nép vào tay anh, bẽn lẽn như một đứa trẻ xấu hổ vì làm sai.
- Là do em đúng không?
Mức độ hormone của cô thấp nên khó thụ thai, nhưng khó không có nghĩa là không thể. Anh cười ôm cô vào lòng an ủi, dù sao cũng không thể giấu nổi thất vọng trong ánh mắt.
- Không ai có lỗi hết.



Một năm sau,vẫn không có dấu hiệu nào là họ sẽ có con. Anh là con một của gia đình. Mẹ anh vốn đã không thích cô nay lại càng có lý do để ghét. Ngày nào,lúc anh đi làm về  mẹ anh cũng lấy chuyện đó ra để tra tấn.
Cô lại quá ngoan ngoãn. Giống như nuôi một con mèo,nếu nó chỉ biết quanh quẩn bên bạn và tìm mọi cách để bạn hài lòng… bạn sẽ dần thấy chán nó… Anh mệt mỏi, dần dà anh sợ về chính căn nhà của mình.
Đúng lúc đó thì Linh xuất hiện. Linh là y tá thực tập, trẻ trung và nóng bỏng khác hẳn cô vợ ở nhà của anh. Linh sà vào lòng anh là tự nguyện. Thật ra cái vẻ lãng tử của một chàng trai Hà Thành đủ để bất cứ cô gái nào chết đứ đừ, dù tuổi tác cũng không thể che lấp được, bao nhiêu cô gái dù anh có vợ rồi vẫn si mê anh. Nhưng anh vẫn nhất kiến chung tình. Đêm đó là anh say… anh cảm thấy cần giải tỏa….
Không! Anh có thể bỏ cô y tá đó nhưng Linh giống như thuốc phiện, thử một lần rồi thành ra anh nghiện cái cảm giác đê mê đó. Linh không ràng buộc anh, ở bên Linh cũng không có những lời tra tấn của mẹ… Chỉ có điều chính anh cũng không biết là anh còn yêu vợ mình nữa không. Đôi khi anh nghĩ mình đã nhầm tình yêu và sự thương hại…
- Khuya thế này rồi anh vẫn phải đi à?
Cô ôm ngang hông anh, hít nhẹ mùi hương nam tính trên áo anh.
- Ừ! Có ca mổ gấp. Em ngủ đi!
- Áo anh có mùi thơm rất lạ…
Anh sững lại, là mùi nước hoa của Linh.
- Nhưng cũng rất đặc biệt. Hôm nào anh tặng em một lọ nhé! Em cũng thích mùi này.
Cô buông tay anh. Căn phòng nhỏ chỉ còn tiếng anh thay đồ rồi tiếng bước chân xa dần.
Linh đón anh ở ngay trước cổng, tặng anh một cái hôn nồng nàn đến nghẹt thở.
- Đừng Linh! Vợ anh còn ở trên kia.
Anh chỉ lên cửa sổ tầng hai, sở dĩ anh biết là vì cô luôn có thói quen nhìn ra cửa sổ mỗi khi anh đi làm.
Linh hơi nhìn lên, nhưng vẫn nhoẻn miệng cười.
- Lo gì! Vợ anh bị mù mà. Không thấy gì hết đâu.
Linh nói đúng,chuyện anh ngoại tình cả bệnh viện đều biết. Mẹ và em gái anh cũng lờ mờ đoán ra chỉ trừ cô là vẫn không hay biết gì.



Tiếng chuông điện thoại reo lên làm gián đoạn trận cuồng hoan.
- Kệ nó đi anh!
Nhưng tiếng chuông vẫn reo, một lần lại một lần nữa.
Anh với tay lên bàn,bên cạnh, Linh nũng nĩu hôn lên ngực anh.
- Alo..
- Đêm nay anh cũng phải trực à?
Giọng cô vang lên nhỏ nhẹ.
- Ừ! Em ngủ sớm đi.
Linh vẫn tiếp tục trêu đùa bằng cách vẽ những vòng tròn nhỏ lên bụng anh.
- Đêm nay… anh có thể không trực được không? Nhà không có người…em sợ.
Cô hơi ngập ngừng. Mẹ anh và em gái đi đám cưới người họ hàng xa, sáng mai mới về.
- Lịch của bệnh viện đã sắp xếp rồi… Em ngủ…
Anh chưa nói hết câu, Linh đã gạt phắt chiếc điện thoại qua một bên…
-Em yêu anh! Đêm nay,em sẽ ở trên..



Đêm đó trời mưa to tầm tã, tiếng sấm làm anh giật mình mở mắt. Bên cạnh, Linh vẫn đang ngủ. Anh lặng lặng mặc đồ quần áo trở về nhà.
Chiếc xe vừa mới đi được nửa đường thì điện thoại rung lên, trên màn hình là số từ bệnh viện. Một cảm giức không lành chợt ập đến khiến tay anh nhận điện thoại run run…
- Anh…Anh…Vợ anh…  Chị nhà vừa được đưa vào phòng cấp cứu.



Trong bệnh viện lặng ngắt.
Anh thở hổn hển, phòng cấp cứu vẫn sáng đèn. Bên hàng ghế ngồi chờ là chị gái của cô. Sắc mặt trắng bệch vì lo lắng.
Anh còn chưa kịp hỏi gì thì chị dâu đã tát anh một cái như trời giáng…
- Không phải đêm nay anh trực ở đây sao? Sao bây giờ lại đầu tóc rũ rượi đến đây thế này?
- Cô ấy… cô ấy…
Người ở trong kia là vợ anh, chính là cái phòng bệnh nơi mà người ta đối mặt gần nhất với cái chết…
- Anh biết người mù như nó sống bằng gì không? Bằng trực giác, nó đâu phải đồ ngốc mà không biết anh ngoại tình. Một tháng trước, tôi dẫn nó đến trước cái khách sạn nơi anh dẫn cô ta vào. Anh biết nó nói gì không? Nó bảo may mà nó bị mù, nó không thấy gì hết nghĩa là không có chuyện gì… nghĩa là anh vẫn chỉ có mình nó.
Thêm một cái tát nữa… Mấy người trong bệnh viện nhìn ái ngại,viện trưởng cáo quý đạo mạo trong mắt họ vừa một lúc nhận hai cái tát từ một người phụ nữ. Bên tai anh ù ù… Cô đã biết hết rồi ư?
- Tôi đến nhà anh, mẹ anh và em gái anh xem nó còn chẳng bằng con chó nhà anh nuôi… Bạn bè cũng không có. Điện thoại nó chỉ có độc nhất hai số, một là anh, hai là tôi vậy mà lúc bị ngã đến chồng mình cũng không dám gọi.
Anh chắp tay lên cầu nguyện, trên mặt ươn ướt.
Một lúc sau, chị vợ đứng dậy, nói từng tiếng một…
- Em gái tôi sợ sấm… Chẳng lẽ anh không biết? Nó bị ngã từ trên lầu xuống, đầu chấn vào cái bể cá… Còn nữa…Nó…có mang được hai tháng rồi.



Phòng bệnh lành lạnh dù đã đóng kín hết các cửa sổ và kéo hết tất cả rèm lại. Cô nằm trên giường, môi tái nhợt…trong giấc mơ nước mắt tràn cả ra ngoài…
Đã bao lâu rồi anh không dám đối diện với cô như thế này. Lâu tới mức anh không còn nhớ rõ nụ cười của cô… Anh đã vô tâm tới mức không hề biết vợ mình mang thai. Cô gầy đi thật rồi, đường gân xanh trên mắt hiện lên khiến người ngoài nhìn vào không khỏi xót thương.



- Em đã xin anh hãy về nhà mà… đúng không? Giờ thì nó chết rồi. Nó chỉ mới được hai tháng tuổi.
Cô đưa đôi bàn tay lạnh ngặt, gầy xương xương chạm lên má anh, lên môi anh.
- Lâu lắm rồi anh không còn hôn em…
Những tiếng nấc nghẹn lên trên cổ họng anh. Đến lời xin lỗi anh cũng không còn đủ tư cách để nói với cô nữa…
- Anh đang khóc à. Còn gì để khóc nữa đâu… Anh không sai, là em sai. Anh không hối hận…cả đời này anh không hối hận khi lấy em…nhưng em hối hận rồi… Em hối hận vì lấy anh… Em buông tay…
Giọng cô nhẹ hết mức, tưởng như có thể tan vào không khí bất cứ lúc nào…



- Không ổn rồi! Cô ấy xuất hiện tình trạng kháng thuốc. Máu khó đông!
Hai ba bác sĩ lần nữa chạy vào.
- Tim ngừng đập! Kích điện lần một!
- Kích điện lần hai…
                              Sưu tầm: http://thongthuong.com/thung-rac.html

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Chuyện chỉ có ở Việt Nam

Chỉ vì không nghe lời chị lao công không được vứt phân chó vào thùng rác mà nữ sinh đã bị chị đánh cho chảy máu đầu.
Vụ việc xảy ra gần cầu Ánh Sao (Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM). Như thường lệ, cô gái dẫn chú chó đến cầu Ánh Sao đi dạo, bất ngờ chú chó "làm bậy". Theo thói quen, cô gái hốt rồi bỏ vào thùng rác thì một chị lao công khoảng chừng 40 tuổi, da ngâm đen quát, không cho bỏ phân chó vào thùng rác mà phải ném ra bãi cỏ.
Sau đó, hai bên lời qua tiếng lại, bất thình lình chị lao công dùng đồ kẹp rác đánh vào đầu cô gái nhiều phát và máu đổ.



                                             

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

THẰNG KHỈ

     Cái xác người đàn ông máu me be bét nằm chình ình giữa căn nhà ống xập xệ, phía trước dùng làm quán cà phê giải khát, bên trong là một căn phòng nhỏ được quây lại bằng vật liệu tạm bợ có kê hai cái gường cá nhân chắc làm chỗ ngủ của hai mẹ con chủ quán, họ là người miền ngoài đến thuê ở và tìm kế sinh nhai.
Người đàn bà, hai tay lăm lăm chĩa thẳng con dao nhọn, loại dao mổ heo, mắt bà trừng trừng căm hận sẵn sàng đâm chết tươi kẻ nào dám xông vào can thiệp, kể cả đứa con gái đang kêu gào giãy giụa trong những cánh tay của đám người hàng phố đang giữ cô lại trước cửa. Hai chân bà dạng ra chùng xuống, chừng như bà muốn dùng chính bà làm con tin vì nếu có ai đó muốn vào bắt bà, cứu vãn cái xác kia thì bà sẽ giết ngay họ hoặc sẽ tự đâm chết mình.


Thuở trước, bà là một cô gái tuy không được học hành gì nhưng mộng ước tương lai cũng rất cao xa, kể cả chuyện chinh phục thế giới. Tuổi dậy thì tràn đầy nhựa sống, trông cô gái ấy bấy giờ cũng khá bắt mắt, với cái nhìn lúng liếng đong đưa sắc ngọt, đủ biết là loại ham thích đàn ông. Tiếng đồn đại về cô vượt ra ngoài làng quê nơi cô sống, tới cả cái thành phố cách đó một buổi đường rằng: bất kì lúc nào, ở đâu, những gã đàn ông hoặc là khoẻ mạnh cường tráng, hoặc dẻo mồm vẽ ra những viễn cảnh tưong lai tốt đẹp bằng những lời hứa hẹn ngọt ngào, hoặc có chút tiền bạc…thì ngay ở những đống rơm đụn rạ, những bãi mía bờ đê cũng đều có thể đi qua đời nhau với cô, thậm chí mấy đứa choai choai nói tới cô như nói tới chốn thao trường.
Tuy nhiên, trong những khúc tình đụn rơm ngắn ngủn ấy, cô chỉ thực lòng và đặt trọn niềm tin vào một gã đàn ông đã có vợ con, mà trước ngày cất bước ra đi khỏi quê hương hắn đã kịp để lại trong cô một duyên nợ cùng với bao điều sắp đặt về chuyện vàng đá. Hắn đội nón ra đi khỏi nơi túng bí, lao vào dòng đời bon chen chật chội.
Cô gái còn ở lại bản quán một thời gian nữa, đến khi đứa con ra đời chẳng được bao lâu, phần vì không chịu nổi miệng lưỡi thế gian, phần vì những hứa hẹn tương lai mà người ra đi còn để lại… cô cũng cắp nón lên đường bắt đầu cuộc đời lăn lóc chìm nổi vô gia cư phiêu bạt. Nghe nói, thời đầu cô ra phụ bán cà phê ở cái thành phố thủ phủ miền đất cô sống, rồi như một cánh bèo trôi bập bềnh, gặp đủ thứ rác rến và sóng gió dập vùi, cuối cùng sau chừng hai mươi năm cô có mặt và kiếm sống tại cái thành phố phồn hoa đô hội này.
Đời cô đã làm đủ thứ nghề, nhưng có lẽ vẫn chủ yếu là nghề cho thuê mặt bằng, kiếm lời từ “vốn tự có”. Cô đã gặp đủ thứ người, cùng với năm tháng cô đã trở thành bà, trong bà không còn ai trừ một người, đó là thằng cha của con gái bà.
Bà bôn ba nơi trần thế, chắc cũng để cố tìm gặp hắn, dù chỉ một lần.
Hắn là ai?
Hắn có khá nhiều tên, ngoài cái tên cúng cơm hồi ở nhà cha mẹ đặt cho, tên hắn thường phụ thuộc theo cách gọi của từng người, từng nơi từng lúc khác nhau, khi thì người ta gọi hắn là thằng ba que, lúc thì là đồ phản phúc, khi lại là thằng xỏ lá, lúc khác lại được gọi là đồ giẻ rách, kẻ bịp bợm. Nhiều khi hắn có tên là: đồ điên.
Tuy nhiên, cái tên được dùng nhiều nhất với hắn là thằng Khỉ, như năm tuổi của hắn: Giáp thân
Có thể người đời đã có lý.
Mã bề ngoài hắn khá bảnh, dáng vẻ cao ráo, nếu cái lưng bớt khum khum một chút thì coi như chuẩn. Mặt hắn nhìn chung là hài hòa, mắt linh lợi tiềm ẩn sự giảo hoạt, man trá nhưng người thường khó thấy được. Làn da hắn khá hồng hào chỉ tội bị lang ben lưu niên chữa hoài không khỏi, chúng chỉ lặn xuống một thời gian rồi lại bung lên loang lổ khắp nơi nhất là trên mặt, tới tận chân tóc. Thuở thiếu thời hắn chẳng chịu học hành, suốt ngày chổng mông chúi mũi ngoài sông mò bắt tôm cua trai vẹm… Cả nhà hắn sống nhờ vào những đồng bạc cắc từ con đò ngang đưa khách. Cha mẹ đều xuất thân từ tầng lớp bần hàn bảy đời ăn củ chuối, chữ nhất bẻ đôi cũng không biết là gì, cùng nhau kết lại đẻ ra một lũ con giữa cái xứ sở bị thiên nhiên bạc đãi, người với người cố cạnh tranh với nhau để sống, thử hỏi còn đầu óc, thời gian đâu để chăm sóc con cái và tử tế với ai
Cha mẹ hắn lại thực hiện một bản năng là lấy vợ cho hắn để tiếp tục đẻ ra một đống cháu chắt. Bản thân hắn cũng thực hiện việc này theo bản năng, theo ham muốn. Một cô vợ xấu xí ma chê quỷ hờn, chỉ được cái là khỏe mạnh, làm lụng hăng, đẻ hăng, chỉ mấy năm sau, hắn đã cho ra đời ba bốn đứa con. Ngoài ra, với lợi thế về ngoại hình, cùng với cái đầu ít nếp nhăn và thực dụng đến trần trụi, hắn còn vạ vật lang chạ với mấy cô gái trong làng, mà trước khi cất bước ra đi, đã để lại thêm vài đứa con ngoài giá thú.
Sự đời vốn lắm oái oăm, thằng Khỉ không một ngày ở lính trong cơn binh lửa, không làm được một trò trống gì cho đáng mặt nam nhi thời loạn. Nhưng không rõ hắn len lỏi, leo trèo cách nào, chỉ biết hắn xin vào làm bồi bàn trong một cửa hàng ăn uống, rồi trở thành cán bộ nhà nước, vốn xuất thân từ tầng lớp khốn cùng nên được gọi là trong sạch, thành phần cơ bản, được ăn no nên hắn làm việc hùng hục không biết mệt mỏi, bảo gì làm nấy, những cơ sở đó cho hắn trở thành thành viên của đội ngũ tiên phong của giai tầng người làm công. Rồi hắn phập phù học thêm ban đêm, thậm thụt kiểu gì đó, người ta thấy hắn kiếm được mảnh bằng bổ túc văn hóa đầy mờ ám và nghi ngờ.
Nhưng chính những yếu tố đó làm đời hắn bắt đầu lên hương. Từ khi được vào làm bồi bàn hắn đã bắt đầu biết sống ép mình lại, dựa chiều, nịnh nọt, đợi thời cơ, hắn được cơ quan cho đi tu nghiệp chuyên môn. Lại thậm thụt mãi, rồi cuối cùng hắn có cái chứng chỉ học đại chuyên tu, trong khi đứa con có lần hỏi hắn: một phần hai cộng một phần ba bằng bao nhiêu? thì mặt hắn nghệt ra như ngỗng ỉa, đứa con nhắc lại: “Giả dụ có nửa quả cam, lại được thêm một phần ba quả nữa, hỏi có tất cả là bao nhiêu quả cam?” hắn chịu! Thật là chuyện khó tin ở đời.
Thế mà sau sau này, trong thời thịnh của hắn, trước mọi người, nhất là những người ở quê, hắn nói ông ống: “Phải cho con cái học hành đến nơi đến chốn, các cụ dạy “nhân bất học, bất tri lý” mà, không có kiến thức là đồ bỏ, cứ lấy ngay hắn mà suy: nếu không có bằng xanh, bằng đỏ, học tây học tàu thì làm gì có ngày hôm nay”. Thấy mọi người gật gù hắn vừa đưa tay xoa đầu mấy đứa con nít đứng cạnh, vừa hăng lên nói tiếp: “Đất ta là đất học, nước ta là nước cả ngàn năm văn hiến, trẻ con đi thi với thế giới mà toàn đạt giải nhất giải nhì, huống chi là người lớn”, hắn làm cho người ta nghĩ: nếu hắn mà xuất đầu lộ diện thi thố một chuyến chắc sẽ rinh về giải thưởng Nobel. Hắn còn nói: “Ngày xưa hắn đi học khó khăn trăm bề, thiếu thốn đủ thứ, còn bây giờ bọn trẻ quá sướng, quá đầy đủ mà học hành chểnh mảng, không ăn thua, phải có chí thì mới nên được!”……. vân vân .. và ….vân vân.
Đất nước qua đận binh đao, bước vào thời hòa bình, thống nhất, đồ Khỉ được điều động vào miền Nam công tác, nhân dịp đó hắn leo được một chân vào ghế phụ trách tổ chức, tuy chỉ là hạng điếu đóm, vét đĩa, chẳng khác mấy tý so với thằng mõ ngày xưa, nhưng đó là điều mà hắn từng tuyên bố với cha hắn khi bị mắng chửi vì không chịu học hành. Hắn vẫn còn nghe văng vẳng bên tai lời nguyền rủa: “Không lo học thì có mà bốc cứt”, lúc ấy hẳn tỉnh khô trả lời: “Cha yên tâm, lớn lên con sẽ làm cán bộ tổ chức, Cha thấy bác Hợi học lớp mấy nào?”
Nay hắn đang làm được lời tuyên bố ấy, hắn về quê bốc vợ con vào luôn, là người phụ trách tổ chức cán bộ, hắn thu xếp cho vợ làm một chân hành chính, lo trà nước cho cơ quan. Mụ vợ được ra sống thành phố nhưng bản chất quê mùa, vô học không chịu rời bỏ mụ, mụ làm hắn nhiều phen mất mặt, thiếu nước độn thổ. Lần đầu tiên hắn tự nhận với chính mình là hắn thật điên rồ, là ngu dại vì đã đưa vợ con vào với hắn.
Thằng Khỉ không thể nào quên được cái lần hắn đưa vợ đi dự một bữa tiệc (sau khi bị đồng nghiệp thắc mắc, nhắc nhở mãi), mụ đã ngồi chuẩn bị hàng giờ trước gương, trét hết không dưới nửa ký lô son phấn, mụ phấn khởi tự hào được chồng lần đầu tiên cho đi theo đến nhà hàng. Ăn xong món xúp khai khẩu, mụ ta rối rít khen:
- “Cháo” gì mà ngon quá, rất hợp với tôi vì ở quê ăn cháo hoài à, chỉ có điều, toàn cháo hoa (cháo trắng), dở lắm! chứ không ngon như vầy.
Mụ hoa tay múa chân nói cười thoải mái. Khi người phục vụ bưng đến đĩa thịt bò sống, nhưng chưa kịp đưa nồi nước dấm ra, mụ ta đã nhanh nhảu mời mọi người rồi gắp một miếng to bỏ vào mồm nhai nhồm nhoàm, thằng Khỉ chết điếng, huých vào chân mụ và nói rít qua kẽ răng:
- Thịt sống! trời ơi, thịt còn sống đấy! phải nhúng vào nước dấm sôi mới ăn được.
Chưa hết, khi ăn đã quá no, mụ đứng dậy thì đồ ăn dồn nén, mụ nổ một cái trung tiện vang to chưa từng thấy, cả nhà hàng cứ tưởng là nổ bình ga.
Thằng Khỉ hận mình sao lại vận vào nghiệp chướng làm vậy, hắn muốn đuổi mụ về quê nhưng đã muộn, việc đời đâu phải chuyện trẻ con!
Trong công việc tổ chức, có vẻ hắn chóng học mót được những mánh khóe, xem ra hắn hiểu khá thấu đáo cái câu của cha ông: “Đục nước béo cò”, hắn phải xới tung lên, làm rối rắm ra, gây mất ổn định, thay đổi nhân sự, thay đổi vị trí liên tục, ai đang làm thuận lợi trôi chảy, hắn hăm he sắp phải chuyển đi đến chỗ xương xẩu khó khăn hơn, những trường hợp đã có chương trình quy hoạch đề bạt, hắn tìm cách để cho người trong cuộc hiểu là nhờ chính công lao của hắn. Khi các đơn vị cấp dưới lên trình thủ trưởng duyệt hạn mức về công việc gì đó, hắn tìm cách ngáng trở, thọc gậy bánh xe để giảm xuống còn bảy phần, rồi lại rỉ tai họ: Yên tâm, hắn sẽ cố gắng giải trình giúp để được duyệt cả mười phần. Hắn luôn đánh tiếng: “phải biết điều mới sống được”…
Bằng những cách ấy, hắn đã kiếm được chút ít lợi lộc, tiền bạc. Người thì bị hắn ăn chặn cái này cái kia, hoặc hiện kim thay hịên vật, kẻ thì bị hắn dồn ép xin đểu một ít nhân phẩm, kẻ thì phải đãi đằng bằng những trận nhậu nhẹt phè phỡn có “hậu” thâu đêm suốt sáng vốn là mảng hắn luôn hứng thú và có nhu cầu cao, chắc một phần do bẩm sinh, do môi trường sống, phần vì vợ hắn quá xấu không chút cảm xúc mà hắn luôn mồm chì chiết là một đống thịt sề bèo nhèo.
Đằng sau cái bản mặt đầy nấm lang ben của hắn là những mưu mô tống tiền trơ tráo, bẩn thỉu, nên người ta kháo nhau: “thằng này ăn cả lông cả cứt”. Tuy vậy, lẽ đời thường có sự điều hòa, của thiên thường phải trả địa. Hắn gom nhặt, cóp nhóp được chút ít thì lại phải lo lót, đãi đằng chạy chọt tìm dịp bày tỏ tình cảm với cấp trên, hắn coi đó là biết nhìn xa trông rộng, phải biết thả câu và biết chờ đợi.
Khi cơ quan hắn có ba cấp phó, mà “lắm phó khó làm việc” buộc chủ quản phải giải quyết cho một người đi học tận nước ngoài để tránh chuyện đành hanh nhau, theo tin đồn thì người đó không trở về nữa. Vì vậy cái tết năm ấy, nhà ông ta không một kẻ nào vác mặt đến chúc tụng lấy một câu, chẳng bù cho thời gian ổng còn tại vị, ngày thường cũng tấp nập quà cáp chứ đừng nói chi ngày tết.
Năm ấy, bà vợ ông thực sự xúc động khi thấy chỉ duy nhất một mình hắn đến chúc tết cùng một phong bao khá dày, bà nói:
- Chú thật là người tình nghĩa trước sau, chú đã làm cho chị thêm thấm thía thế nào là loại giả dối, ôm chân, lợi dụng, chúng nó thật vô liêm sỉ.
- Thôi chị ạ - hắn thủng thẳng nói – chị chấp cái lũ vô ơn bạc nghĩa ấy làm gì, cái lũ bon chen nịnh bợ, lũ rác rửi…….
Thằng Khỉ ra về trong lòng đắc ý, biết đâu chút mồi câu thả đúng chỗ, đúng lúc, lại có ngày nên cơm cháo.
Thật khó tin, lòng trời lại hay chiều lũ vô lương, người đứng đầu cơ quan tâm huyết với công việc đột ngột ngã bệnh qua đời, khi biết bao dự định phải bỏ dở để lại một cơ ngơi tài sản cùng vốn liếng kha khá. Người làm phó cho ông, trước đó không lâu có vấp sai phạm đã bị bộ chủ quản điều sang chỗ khác, người nữa thì mới nghỉ hưu. Thế là cái ông năm ngoái đi học được đưa về điều hành chung một thời gian ngắn thì có quyết định bổ nhịêm chính thức làm cấp trưởng.
Thằng Khỉ cười lỏn lẻn khi bà kia nói với chồng mình về nghĩa tình của hắn qua chuyện hồi tết, ông ta cười, thăng chức thẳng cho hắn lên cấp phó. Ông gật gù nói: “Để cho êm thấm, mày sang làm phụ trách công đoàn để có lý mà đôn lương lên cho tương ứng và tranh thủ thời gian rỗi đi học lấy một lớp ngắn hạn gì đó gọi là có, chắc tất cả chỉ vài ba tháng thôi, hiểu chưa!”
Thằng xỏ lá ngước lên như lí nhí nói câu gì đó, hình như hắn hứa với sếp, cho dù thịt nát xương tan hắn cũng quyết đem thân khuyển mã ra báo đền ơn đức, chẳng biết vợ chồng ông có nghe được hay không, nhưng nếu có ai thấy thế sẽ cười khẩy mà rằng: thân thể hắn thì không phải là khuyển mã, mà chính bụng dạ hắn mới là chó má. Và nữa, nếu nghĩ chuyện đền đáp thì hãy nhớ câu: Giúp vật, vật báo ân; giúp nhân, nhân trả oán.
Hắn ngồi rung đùi, gật gù, miệng lầm bầm chửi:
- Chúng mày mang tiếng là có chữ nghĩa mà ngu như bò cả lũ các con ạ! Thấy ông đây chưa? Đời là phải biết chớp thời cơ, phải biết nhìn xa trông rộng lên một chút, đàn ông đàn ang gì chúng mày, tầm nhìn không quá một gang tay. Chúng mày chê ông đây là cặn bã ư! Chê ông là điên ư! Còn lâu nhé; đứa nào bảo ông là thất đức bất nhân, là vô tình vô nghĩa; chúng mày hãy nhớ lấy câu: “Càng nhiều tiền bạc thì càng ít nhân nghĩa, càng được công danh càng mất đạo đức” đời ai chả vậy.
Từ ngày được làm cấp phó, hắn tự nhủ phải biết mình, biết người, biết thời thế, biết mình tức là loại vô tích sự theo đóm ăn tàn như hắn mà có được chân trên mức điếu tráp này là quá lắm rồi, biết người tức là hắn thấy hắn chỉ đáng xách dép cho những người thực sự có năng lực, biết thời thế là phải thấy thực tế nơi hắn đang bám víu, luồn lách đã đến buổi tàn hơi.
Đúng là sau khi hắn bám được vào cái ghế lãnh đạo chẳng bao lâu, thì tình hình chỗ hắn đã thay đổi nhanh chóng, vốn liếng công quỹ đã đội nón ra đi đến mức gần như cạn kiệt, đã như cảnh chợ chiều, mọi quầy sạp đều chỏng chơ xiêu vẹo, chỉ còn lại lơ thơ vài thứ héo úa ôi thiu, cái miếng tuy chỉ còn xương xẩu bạc nhạc nhưng dù sao cũng vẫn được chút tiếng, hắn tặc lưỡi: “Thây kệ, méo mó có hơn không”. Với hắn, có chỗ để chấm mút chút đỉnh thế là trúng số rồi, hắn ra sức quẫy đạp, gây khó cho cấp dưới, ít chi thỉnh thoảng cũng có vài đệ tử kiếm được gái hạ cấp phục vụ hắn, hoặc vài đĩa chân gà uống với bia hơi……
Hắn bạnh cằm ra suy nghĩ rồi vỗ tay đánh đét:
- Hãy chờ xem, rồi sẽ có ngày ta sẽ tìm ra hướng mới, cờ trong tay mà.
Với một môi trường thuận lợi cho những kẻ như hắn, chẳng những hắn đã không bị đào thải, lại còn chóng tiến thân hơn, hắn được xếp vào loại trung kiên, thường xuyên đạt danh hiệu là gương mẫu; ba, bốn, năm tốt.
Bây giờ là dịp để hắn rao giảng đạo đức: rằng phải tu thân cầu tiến, phải ngay thẳng trung thực, phải lấy cái nhân, cái tình ra mà sống cho tử tế, rồi “trời cao có mắt”, “ở hiền gặp lành”… vv ……….. và …vv.
Những năm tháng lăn lóc, va chạm giữa đời đã làm cho thằng Khỉ ranh mãnh và tinh khôn hơn. Hắn vừa trực tiếp nắm khâu tổ chức, vừa tìm cách nhảy vào công việc kinh doanh, hắn thừa biết cái kiểu phục vụ ăn uống thời trước đã bị lịch sử vứt vào sọt rác, hắn bô bô: “Khi đói mới nói chuyện ăn, giờ đã tới thời ăn là phụ, chơi là chính, dẹp ba cái cửa hàng kiểu cũ đi, ăn bây giờ phải là đặc sản, kiểu ăn lười, người ăn giờ như ma ăn cỗ, chỉ liếm láp chút đỉnh thịt tái sống rồi bỏ”.
Hắn đề xuất mở ra một nhà hàng khách sạn ở thành phố biển, nói là để phục vụ đối tác nước ngoài đến làm ăn sau này, phải biết đón đầu, phải biết khép kín từ A đến Z mới giữ được khách, tụi Tây nó thế.
Những người tử tế nhìn hắn lắc đầu nhưng những kẻ có quyền lại ủng hộ!
Thế là đúng sở trường của hắn, hắn đã tìm ra hướng mới gỡ bí “cho cơ quan”, em út, tiếp viên non tơ do hắn trực tiếp sát hạch, kiểm tra và tuyển dụng. Riêng việc đó đã làm mụ vợ ghen lồng ghen lộn nhưng chẳng làm gì được, nhiệm vụ yêu cầu mà! Hàng tuần, hắn nằm tịt trong cái “Rách to răng + hô te lờ” mà nhiều người hay gọi tắt là “rách te..lờ” ở thành phố nghỉ mát, hứng gió đại dương, khi thì đưa thủ trưởng trực tiếp đi kiểm tra, khi thì các chức sắc cấp chủ quản cần thư giãn để lấy sáng suốt cho đầu óc…vv. Chỉ có điều đáng nói là không thấy đối tác Tây Mỹ nào cả, chỉ toàn mũi tẹt không!
Một lần, đang đầm mình trong bồn tắm mát xa loại lớn cùng với cô tiếp viên có tay nghề vào hạng tuyệt chiêu, hắn đang mơ màng thì một cô khác vào báo có người đàn ông tự xưng là bạn học thời phổ thông tìm đến trước cửa, hắn cười thầm: “Thằng quỷ nào chơi xỏ ta đây”
- Ra bảo với hắn tôi đang họp không tiếp được, có gì nhắn lại.
Sau khi tắm xong, cô gái dìu hắn vào phòng đặc biệt thì một lá thư viết vội của người đợi ngoài cửa được chuyển vào:
“Cha mày bệnh rất nặng, nghi bị ung thư ác tính, phải mổ nhưng không có tiền, giờ này họ hàng bà con làng xóm đang gom góp, đồ đạc dồn bán, chắc cũng chẳng được bao nhiêu, tuỳ mày. Tao đi đây”
Kí tên: Một người dưng
Thằng Khỉ mơ màng nhìn những dòng chữ nguệc ngoạc, trong khi cô gái đang thổi kèn và ăn kem…
Bỗng hắn chửi đổng: “Mẹ kiếp! đã u ác thì chỉ có nước chết, mổ xẻ làm gì cho tốn tiền, vỏ hến nhặt còn khó nữa là…”
Thằng Khỉ quay ra với mấy cô vừa mới lách vào phòng định hỏi thăm chia buồn cùng hắn, hắn nói oang oang: “Bệnh tật cái gì, vẽ chuyện để moi tiền đây mà, lần trước đã viết thư mấy lần anh bảo dẹp đi, nay bịa ra lí do này đấy. Thôi các em lại đây cả nào, anh lì xì cho, hôm nay vui chung một tý cho đã”. Các cô tiếp viên trong những bộ xiêm y supermini sà đến nô đùa vật lộn, tạo thành một đám lổng nhổn xen lẫn từng tràng cười ré lên.
Hắn vung những tờ bạc lên trước mặt các cô gái và nhét cho từng người, cô thì hắn đẩy vào dưới làn tóc chỗ cái nơ bướm, cô thì hắn bảo hé miệng ra nhét vào rồi ngậm lại, cô thì hắn nhui vào kẽ ngực hoặc giơ nách lên cho vào rồi kẹp lại…vv.
Chính thời điểm ấy, giữa mưa gió rét mướt ở nơi quê nhà, người lớn trẻ con trong dòng họ, lần mò đi từng nhà, mong góp nhặt vay mượn từng đồng bạc cắc để ông cụ được mổ. Có đứa cháu đập con heo đất của mình lấy ra được một mớ toàn là tiền lẻ, ki kóp từ hàng năm trời, trông mắt nó sáng lên khi đếm thấy được kha khá.
Tại căn phòng đặc biệt trong cái “Rách te lờ” ở thành phố biển, thằng Khỉ nổi hứng bày trò xổ số có thưởng với các tiếp viên, cô nào chổng cái mông trần lên trong tư thế thỏ vào hang mà đánh được cái rắm thật kêu và dài nhất thì sẽ được giải đặc biệt…… vv…và..vv.
Những đồng tiền vung lên, vứt ra và rơi xuống lả tả như chính nhân cách của hắn vậy!
Ở nhà vợ con thằng Khỉ, cách nơi hắn đang “công tác” hàng trăm cây số, vừa nhận được tin cha hắn chắc chết, lo cuống cuồng điện báo cho hắn, hắn không trực tiếp cầm ống nghe, bảo cô tiếp viên trả lời rằng “hắn bận, công việc đang bù đầu bù đuôi, không thể dứt ra được, chết thì đem chôn, người đời như vậy cả mà”
Những đồng tiền lại tiếp tục vung lên……….vung lên……..
Khi con cháu, họ hàng và xóm giềng gom góp coi như đủ số tiền cần thiết để mổ cho ông lão, thì ông đã không cần đến nữa, ông đã ra đi như để thoát khỏi nghiệp chướng, mắt ông không nhắm được mà trừng trừng nhìn về nơi nào đó xa xôi với bao điều nuối tiếc.
Những tờ bạc trong tay bà lão mù loà, run rẩy, rồi rời ra lả tả bay theo gió heo may rét như cắt da cắt thịt.

Ở cái “Hô..te..lờ”, nơi thằng con bà đang “công tác”, những đồng tiền vẫn vung lên và rơi xuống...!
Khi con người vô giáo dục, lại gặp môi trường uế tạp, thì sự suy đồi đạo đức là không tưởng nổi.
Hắn nhâng nháo nói về thụ hưởng là sự tưởng thưởng xứng đáng không chỉ mình hắn mà mọi người hãy nhìn xem mặt mũi những kẻ béo tốt, hồng hào, suốt ngày nhảy lên nhảy xuống ở những chiếc xe hơi bóng lộn đắt tiền, ở những toà nhà sang trọng đầy đủ tiện nghi cỡ thế giới kia, có phải mới ngày nào cùng ăn chung củ khoai, củ sắn với bà con lương thiện - những người đã cưu mang chúng hay không? Tuy số đông bà con vẫn chẳng khác xưa là bao, tất cả gia sản chắc chưa bằng đôi giày chúng đi, cái xem giờ chúng xài, nhưng nếu vì thế mà phê phán chúng, không để chúng tự trang bị những phương tiện, điều kiện tương đương với đỉnh cao thế giới thì thật mất mặt xứ mình và cương vị đầy tớ của chúng làm sao có thể hoàn thành tốt được.
Thấy quan hệ vợ chồng không còn là vợ chồng nữa, mụ vợ thằng Khỉ tìm mọi cách níu kéo gia đình khỏi đổ vỡ, người ta khuyên mụ chỉ còn một con đường duy nhất là “bô luya, tút sửa dáng mã” cho hấp dẫn dễ nhìn hơn. Mụ như sáng mắt ra, te te đến viện thẩm mỹ, kỹ thuật viên lắc đầu nhìn mụ, nhưng mụ có tiền ăn bớt trong các khoản thằng Khỉ đem về. Cuối cùng, người ta banh mụ ra, mổ mặt, mổ bụng mụ như mổ heo, làm đủ thứ chuyện trên đó, chỗ nào dư thì họ thẳng tay xẻo đi, chỗ nào xẹp thì họ chống lên, bơm silicon cho múp lên, những chỗ bèo nhèo, bạc nhạc, chảy xệ ra thì họ nhìn nhau bất lực. Họ xăm, họ vá theo yêu cầu của mụ nhưng chẳng ăn thua, trông mụ càng thêm thảm hại, kinh tởm, khuôn mặt mụ giờ như củ khoai tây dị dạng, sần sùi xen lẫn những chỗ tắc mạch máu, hoại tử thâm đen. Mụ hoảng loạn như một người điên, suốt ngày la cà những nơi làm đẹp gặng hỏi xem có cách nào cứu vớt được không, nhưng ở đâu mụ cũng nhận được những cái lắc đầu quầy quậy và lời chỉ dẫn: mụ chỉ còn cách cuối cùng là úp lên mặt cái mặt nạ múa lân may chăng khả dĩ bắt mắt hơn.
Loại như thằng Khỉ mà thao túng quyền hành thì chẳng những đồng vốn cuối cùng cũng đội nón ra đi mà còn nợ nần, thâm hụt đầm đìa, cái “rách tau rần” ở bên bãi biển thì đã mất sau ngày rộ lên sôi động được ít lâu, chính xác là ngày rào cửa mả của cha thằng Khỉ thì dẹp tiệm, đóng cửa vì hai nguyên nhân chính: Bị bắt quả tang về tàng trữ và sử dụng chất chiết ra từ hoa Anh túc, đồng thời với hoạt động kinh doanh heo sống đầu đen nguyên con; hai là vì cấu kết làm ăn phi pháp, bị kẻ khác xiết nợ, đã đến lúc cá ăn lại kiến.
Thằng Khỉ thừa biết hắn là một trong số nằm gần các khúc xương, lúc này càng cần phải ra sức tranh thủ gặm nốt những dấu vết chất bổ còn sót lại, chúng phải đoàn kết, sát cánh, tìm cách chạy chọt, giữ lại cho được con dấu, có chỗ mà đi về, mà chờ cơ hội thuận lợi. Chúng giải trình với cấp trên, viện dẫn đủ thứ lý do khách quan, vì do thiếu kinh nghiệm, bị lợi dụng, chuyên môn bất cập… Rồi vì chính sách nhân đạo với con người một thời từng gắn bó và trung thành, chúng tỏ ra đau lòng khi hình dung những người lao động cần cù phải bơ vơ, không công ăn việc làm nếu cơ quan phải giải thể…
Nghe chúng nói, không ai nỡ nào lại gạch đi, thôi đành để lại cho họ chèo chống, bấu víu, nuôi nhau, tình hình chung của thời còn nhiều chộn rộn, ngổn ngang. Thực tế thì không chỉ riêng chỗ chúng mà nhiều nơi khác nữa đều tồn tại nhờ gặm vào tài sản còn lại từ trước bằng cách cho thuê làm cửa hàng, văn phòng, kho bãi…
Nhóm thằng Khỉ cũng hiểu: đã đi chuyến tàu này thì khó lòng nhảy sang được tàu xe đồng hành khác, lại càng không thể bật bổng lên trời bám được vào cánh máy bay.
Cũng có những người tâm huyết, có năng lực và nhân cách, nhưng không muốn cùng hội cùng thuyền với chúng, họ không muốn mặc áo giấy, không muốn vướng bệnh hiểm nghèo, hoặc có những điều kiện tốt hơn, họ đã chuyển đi nơi khác. Nhưng với chúng, nếu đã rơi khỏi tàu thì chỉ có thể làm bạn với những đống nhỏ bên đường do người đời trút lại mà thôi. Chúng ngồi nhàn cư tị nạnh với những nơi làm ăn khấm khá, thu nhập cao, ghen ghét khi thấy người hơn mình, chúng cãi nhau ỏm tỏi về những chuyện không đâu. Người ngoài nhìn vào cũng thấy xấu hổ thay cho chúng.
Thằng Khỉ rủa thầm cho số kiếp, sau bao công sức lao tâm khổ tứ mới ngoạm được cục thịt thì đã chỉ còn lại gân xương. Hắn nuối tiếc cho những ngày không phải lo nghĩ, có chăng chỉ lo đục khoét và ngụp lặn, với người khác thì đã có thể để dành được một ít, nhưng với hắn nhà cả đống người, tiền lì xì bo gái nhiều khi còn quỵt nữa là… lấy đâu ra mà dành với dụm. Hắn mong cái thời không cần làm mà vẫn có ăn sẽ trở lại, cái thời mà với chỗ ngồi của hắn đã quyền sinh quyền sát, suốt ngày chỉ ban ơn và nhận đền ơn. Hắn thừ người ra, thở dài một lúc lâu, rồi với những tố chất chui rúc, leo trèo không mệt mỏi của loài lươn trùn, khỉ vượn; hắn bặm miệng quyết lấy lại niềm tin, quyết tìm lại chính mình. Hắn nhớ mới ngày nào còn là thời thịnh, khi ngồi với đám đệ tử hắn nói cứ như thánh hiền: Cả đời say, dại gì một mình hắn tỉnh, nếu thế đời sẽ cho là hắn điên, mà hắn có điên gì để bị gọi mình là điên. Được chúng vuốt thêm, hắn khoái chí phun ra nào là: con người cũng như vạn vật, thích nghi được là sống, chống lại là chết, là bị quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải, con tắc kè, lũ sâu bọ muốn sống phải đổi màu theo xung quanh, cái cây không muốn trốc gốc phải nương theo chiều gió, nào là: cái lưỡi mềm thì còn, răng cứng thì phải rụng, nào là: những mưu ma chước quỷ, trò ton hót nịnh bợ, o bế cấp trên, đè đầu quát nạt cấp dưới để ngoi lên là điều tự nhiên; cũng như quá trình vươn ra ánh sáng, dành lấy tia nắng của mặt trời để cây cối sinh trưởng vậy. Hắn còn nói: Loài vật chẳng từ việc ăn thịt chính đồng loại, thì chuyện ăn chặn, bóp chẹt tí đỉnh của những người này, gom lại để bưng lên cho kẻ khác, mất một phần nhân cách để được chút lợi lộc thì chẳng có gì đáng nói, cũng huề cả thôi mà.
Sau cái đận lùng nhùng, rồi tới chuyện mất đứt cái nhà hàng khách sạn ở biển ấy, thằng Khỉ chỉ bị tạm giam một thời gian ngắn để thẩm vấn, hắn đẩy hết tội cho đàn em, còn hắn thì được thả về; huề. Hắn bảo với thằng giơ đầu chịu báng: phải có người ở ngoài lo lót chạy chọt và hứa thu xếp êm xuôi. Sau này, khi toà án xử tới hai mươi năm tù, kẻ bị hắn lừa mới nổi điên lên, nhưng đã muộn, pháp luật chứ đâu phải chuyện đùa chơi.
Khi không còn xuôi chèo mát mái thường có lắm chuyện bực mình, thằng Khỉ bị chửi nhiều trận nhục hơn cẩu, nhưng thật lạ, mặt hắn vẫn tỉnh queo, vẫn anh anh em em, vẫn ôm chân quy phục. Hắn tuy ngu nhưng vẫn còn biết thân phận mình, hắn tự an ủi: đến như Việt Vương Câu Tiễn khi xưa còn phải nếm phân nữa là.
Đã đến lúc thằng Khỉ không còn cây để leo, không đứa đàn em nào mời mọc, đời lụn bại, có chút tiếng nhưng không còn miếng, trong túi không tiền, hắn túng bí như con chó cũi, cái thời ôm ấp các em non tơ đã qua, nhưng nhu cầu thì càng dồn nén, hắn tìm cách đổ vào mấy cô trong khu tập thể chồng bị đi tù hoặc bị bỏ rơi, hắn lại lần xuống lớp dưới đáy, vô học, xô bồ và khắm lặm. Chuyện lộ ra, vợ hắn đánh ghen dữ dội với một cô vốn là đội quân giao nhận, áp tải suốt tháng lăn lóc theo phương tiện, bám hàng từ khắp nơi về kho, hoặc từ kho ra ga, cảng, bến, bãi……. Cuộc đời ăn bờ ở bụi, đụng chạm, tiếp xúc thường xuyên với lái tàu, lái ghe, lái xe, bốc vác……. nên cô quá từng trải. Đến ngày cơ quan hết việc, cô vẫn tới những chỗ ấy để kiếm sống, để đòi lại những gì đã mất, chồng cô khuyên can mãi không được, bỏ đi lấy người khác.
Vợ hắn cũng như mọi người đều không ngờ hắn lại hạ cấp đến vậy, chẳng gì thì cũng xúng xính áo mão chứ đến nỗi nào. Họ đâu nghĩ rằng cỗ nào thì ma cũng muốn ăn.
Nếu là thời thịnh thì làm gì có chuyện như thế, hắn đã phải làm quen với ý nghĩ: thịnh suy là thường sự ở đời, sông có khúc người có lúc, nước dưới cầu ngày đêm vẫn chảy thì chuyện tình chẳng lẽ nằm yên
Người ta đánh tiếng cốt để cho hắn nghe: Ngu như bò, bí quá thì ra đường mà đổ, ỉa bậy ngay giữa lối đi trẻ con nó ném đá cho, nó cười cho, Điên!
Hắn sực tỉnh: “có lẽ họ nói đúng”, hắn chuyển hướng vào những con hẻm ngoằn nghoèo, sâu hút, những xóm lao động, khu lụp xụp
Và thằng Khỉ tình cờ vào cái quán cà phê định mệnh đó!
Quán nhỏ hẹp dơ dáy, trên vách dán ngổn ngang những tranh ảnh thập cẩm cốc ly cọc cạch, đủ biết tầm mức của chủ và đối tượng họ phục vụ. Mà thật, khách đến với quán toàn là dân lao động chân tay, ở trần nhiều hơn là mặc áo, trò chuyện thì chửi thề nhiều hơn nói… Họ đến đây uống cà phê chỉ là cái cớ mà chính là để giao lưu với cô con gái chủ quán, cô có nét duyên và sức thu hút không chịu nổi. Có kẻ còn nói cỡ cô mà sinh ra trong quyền quý cao sang một chút thì có xin liếm vào gót chân chắc cũng bị nhừ đòn; đằng này, hạng như chúng lại được cô phục vụ tại chỗ, tận tình tới nơi tới chốn mà giá cả lại quá bình dân bèo bọt.
Một buổi tối trời, thằng Khỉ chui vào quán. Hôm ấy, bà mẹ cô gái vừa đi đâu đó. Trời mưa, quán vắng không người trông coi, hắn bước vào ngồi xuống vừa để tránh mưa, vừa có ý đợi chờ…Một gã đàn ông mặc quần xà lỏn, mình trần, vai vắt chiếc áo nhàu nát từ sau đi ra, hắn gật đầu chào, gã kia không đáp lại bước qua cửa biến mất. Mấy phút sau cô gái bước ra, vừa đưa tay vuốt sửa lại mái tóc, vừa kéo thân áo xuống cho thẳng thớm vừa tươi cười chào hắn như xin lỗi vì để khách phải chờ.
Trời mưa lớn hơn, quán chỉ còn lại hai người
Thằng Khỉ chợt bàng hoàng, không ngờ trong cái quán tồi tàn này lại có cô bé khá đến vậy, còn hơn cả những cô tiếp viên hắn tuyển về phục vụ ở cái “Rách te lờ” của hắn hồi trước
Là dân dày dạn, chỉ trò chuyện một lúc thì tất cả đều được lật ngửa, duy chỉ có quê quán và tên cô gái là hắn không khẳng định, nhưng điều đó chẳng quan trọng gì, người như cô ai mà chẳng có vài cái tên và quê giả.
Cô gái dìu hắn vào phòng, cô rất vui vì ngay từ đầu hắn đã dúi vào kẽ ngực cô tờ giấy bạc to gấp mấy lần của những đứa thường đã giày vò chê chán. Thằng Khỉ khen cặp mắt cô đẹp đa tình đa cảm, miệng cô có duyên, cười hiền như thôn nữ. Cô nói, hắn bảo giọng hơi giống vùng đất nơi đẻ hắn, cô hỏi lại quê hắn, hắn nói khác đi, những chỗ này mọi chuyện thường là giả dối!
Đêm mưa dai, hắn như người lâu nay chỉ hút thuốc lào, thuốc đen chất lượng kém, nay được ngậm điếu loại cao cấp hơn phì phèo, với hắn thế cũng là quá đã, chứ tình cảnh này sao dám ước xì gà CuBa. Hắn mơ màng tận hưởng và thấy trẻ lại như năm nào, có cái gì đó gần gũi…
Cô gái mân mê cái sẹo dài trên người hắn, xuýt xoa hỏi hắn bị làm sao như vậy. Đời thằng Khỉ ít lần chân thật nhưng lầy này không hiểu do trời xui đất khiến hay sao mà hắn kể khá tường tận về xuất xứ của cái sẹo, chuyện đã hai mươi năm rồi, thời gian xấp xỉ tuổi đời cô gái.
Hắn với tay lấy chiếc áo, móc hết số tiền mang theo đưa cho cô gái, cô hơi bất ngờ về sự hào phóng của hắn và hứa những lần sau sẽ làm hắn thoả mãn hơn, cô cũng đã vài lần động lòng nhưng lần này cảm xúc thật lạ lùng, cô muốn thưởng cho thằng nhỏ nhưng nó đã ngủ say
Trời vẫn mưa rả rích, chắc ảnh hưởng của cơn bão gần. Không đợi tạnh, hắn phải tạm biệt cô để về nhà, vừa bước ra đến cửa thì người đàn bà - mẹ cô gái - cũng vừa về tới. Một thoáng nhìn nhau, hắn thì không còn nhận ra bóng dáng người con gái năm nào, thời gian đã vận vào cuộc đời phụ nữ làm phai tàn xuân sắc. Người đàn bà thì khác, sau khắc ngờ ngợ, bà không thể quên bóng dáng của hắn với cái lưng hơi khum khum. Nếu đèn sáng một chút nữa thì bà đã nhận ra ánh mắt của hắn.
Vào nhà, bà ngồi xuống nghĩ ngợi một lúc lâu như để có thời gian trấn tĩnh lại, bà bảo con ra đóng cửa rồi hỏi đầu đuôi, cô gái vui vẻ kể cặn kẽ tất cả từ chuyện tiền nong đến chuyện cái sẹo và còn nói ông ta hứa ba ngày nữa sẽ trở lại vào giữa buổi sáng.
Người đàn bà chợt khựng lại, bằng một phản ứng bẩm sinh, hai tay bà chụp lấy hai vai đứa con duy nhất mà bà có, mắt nhìn trừng trừng, miệng ú ớ rồi trơ ra, sụp đổ hoàn toàn. Bà như con rắn trườn bò giữa ngổn ngang rác rưởi nhưng vẫn cố hết sức lực vươn về phía trước, cho đến buổi tối định mệnh này, con rắn ấy bị giáng một đòn vào đầu nát bét. Cô gái lo lắng đỡ bà vào giường, bà huơ tay ra hiệu để bà yên, đi ngủ đi, đừng lo cho bà.
Suốt đêm, bà không ngủ, bà nhớ lại tất cả, từ cái miệng tròn dẻo khi nói: bà và hắn sinh ra trên cõi đời này chỉ là để cho nhau vì nhau, hứa hẹn đinh ninh rằng: hắn sẽ thu xếp lót ổ ở một phương trời nào đó rồi sẽ đón bà cùng ngụp lặn thụ hưởng hết những thú vui của đời trần thế… Đến khi nghe tin hắn về quê đón vợ con đi, bà đã đau đớn chán chường, đã lồng lên vì thất vọng một thời. Trong thâm tâm, bà cố tìm cách giáp mặt hắn cốt để hỏi cho ra nhẽ và không loại trừ hy vọng chuyện tương lai của đứa con chung có thể được học hành nên người. Tuy nhiên, bệnh tật cùng sóng gió vùi dập triền miên lên cuộc đời bà làm bà đành bó tay. Cho đến một ngày, khi bà nghe được tin từ một người làng hay ai đó kể rõ về hắn thì bà thấy hoàn toàn không có gì để hy vọng ở hắn nữa, bà choáng váng suy sụp từ đấy.
Bà không còn là bà nữa, tuy một mảng nào đó của lòng bà và vẻ bề ngoài tưởng như là bình thường, nhưng biểu hiện rõ nhất là bà bắt đầu thả trôi đời đứa con gái duy nhất của mình, phải chăng bà nghĩ “có cha mới có con”. Bà cố quên đi ý nghĩ tìm gặp hắn, bà muốn để đạo trời phân xử cho công minh, trời cao có mắt mà. Bà thấy mệt mỏi về thể xác, thấy xót xa trong thâm sâu cõi lòng quạnh quẽ, bà sống theo từng đợt, từng cơn, chợt lên chợt xuống. Dẫu vậy, bà vẫn chôn chặt nỗi đau của riêng bà, bà quyết sống để dạ chết mang theo
Dù sao bà vẫn là một con người, tuy thời non dại bồng bột, thiếu giáo dục, buông thả, lẳng lơ, rồi bị dụ khị, cuộc đời bị cuốn vào chốn bùn lầy… nhưng bà vẫn phần nào nhận ra phải quấy, bà vẫn ao ước vươn lên, hướng thiện. Bà vẫn tâm niệm được: chó lợn cũng còn biết nuôi con. Dù cuộc đời bị vùi dập, không được học hành, nhưng bà vẫn hiểu và làm hết sức mình cho cô con gái duy nhất miễn là bà còn sống, đời bà thế là coi như bỏ, nhưng bà muốn con bà nên người tử tế. Trong những chặng đời tưởng đã cùng đường, tắc tị, bà vẫn nhớ tới câu chuyện truyền miệng về con vượn cái bị trúng tên của người đi săn, nó còn biết bứt chiếc lá để vắt những giọt sữa quý giá trao cho con vượn đực, rồi ôm chặt lấy đứa con nhỏ một lần cuối cùng, trước khi buông rời cành cao, gieo mình rơi xuống.
Hôm sau, bà dậy như thường lệ, nói chuyện bình thản đến lạnh lùng, hôm sau nữa cũng vậy, họa chăng chỉ có Chúa mới biết bà đang nghĩ gì và bà sẽ làm gì. Chỉ thấy bà đi đâu đó khá lâu rồi quay về. Bà lấy gương ra soi, hình như mép có nhếch lên cười chua chát: “Mình vẫn còn khá trẻ đấy chứ, ra đường người gọi bằng chị vẫn nhiều hơn gọi là bà, nếu có điều kịên tốt thì vẫn là nguyên nhân của nhiều tai nạn chứ chẳng chơi”.
Quán của bà vốn không mở buổi sáng, khách đã quen điều đó, mẹ con bà thường ngủ đến gần trưa mới trở dậy sửa soạn các thứ.
Ngày thứ ba định mệnh ấy thì khác.
Hai mẹ con đều dậy sớm hơn, bề ngoài trông bà vẫn bình thường. Lúc gã đàn ông đến gọi cửa, bà trở vào sau bếp, tay nắn nắn phía ngoài cái túi nhỏ ở cạp quần kiểm tra cái gì đó bên trong một lần nữa, con gái bà ra mở cửa, thằng Khỉ bước vào ôm lấy cô mải miết hôn nồng nàn như một cặp tình nhân, bà nhẹ nhàng nhấc con dao mổ heo lừ đừ đi ra; khi con gái bà tròn xoe mắt hoảng hốt buông rời hắn, lao ra phía cửa kêu cứu thì những nhát chém tới tấp đã bổ xuống đầu hắn, hắn cũng kịp quay mặt lại và hình như đã nhận ra bà, rồi đổ vật xuống.
Mọi người kéo đến bu quanh, bà chĩa dao quyết không cho họ vào.
Một lúc lâu, đám đông trước cửa vẫn không tiếp cận được người đàn bà, có người giải thích này nọ nhưng bà không nghe, bà như người vô hồn. Sự việc tưởng như bế tắc thì có ai đó đã đột nhập từ phía sau nhà tiến ra ôm chặt lấy bà, mọi người ùa vào vây kín. Người đàn bà như một con thú bằng hơi bị xì, mềm nhẽo teo lại, tuột khỏi tay mọi người đổ xuống một đống trên nền nhà, sau khi nói được một câu cuối cùng:
- Đáng đời thằng sở khanh!
Thực ra bà đã đứt gân máu từ lúc nào, chỉ đứng trân trân nửa sống nửa chết, chờ mọi người đụng tới thì bật ra câu nói ấy theo quán tính tự phát của thần kinh cục bộ, kiểu playback mà thôi, viên thuốc cực độc được bà cất công tìm mua hôm trước định để bà nuốt lúc xong việc đã không cần đến nữa, bà đã đi qua cầu Nại Hà.
Người ta lật ngửa cái xác kia lên, máu trên đỉnh đầu phủ đầy mặt gã đàn ông vẫn chưa ngừng chảy.
Thật lạ lùng cho cấu tạp phức tạp và khả năng vô biên của bộ não của con người, mà một trong những trường hợp ấy xảy ra là ở thằng Khỉ. Trong cái khoảnh khắc ngắn ngủi từ khi bị những nhát chém, rồi chợt nhận ra người đàn bà, rồi tuổi đời cô gái, cộng với cái gì đó gần gũi từ ba ngày trước; hình như, đã làm hắn đồng thời hiểu ra tất cả.
***
Dù gì đi nữa thì thằng Khỉ vẫn là một con người!
Bỗng dưng, cái xác thều thào nói trong sự ngạc nhiên của đám đông:
- Tôi là thằng đê tiện, tại tôi cả.
Rồi đầu hắn ngoẹo sang một bên, mắt trợn ngược.
Người ta kêu xe đưa hắn đi cấp cứu; khốn nạn thay, giá mà hắn không được cứu thì chắc đã đỡ đớn đau hơn, hay trời thần đang bắt tội hắn. Sau thời gian điều trị, về nhà, hắn chỉ sống được nửa đời sống thực vật, nửa còn lại thì lúc điên lúc tỉnh. Lúc tỉnh, hắn cũng không còn ăn được chút nào nữa, còn lúc điên trông hắn thật thảm hại, cặp mắt vô hồn trơ tráo, chỉ có lời nói trong cơn mê là có chút ý nghĩa:
- Tôi là thằng đê tiện.
Thế mới biết, có những người chỉ thực sự nhận ra chính họ trong những lúc nào!
Người vợ xấu xí nhìn hắn, chép miệng thở dài, dù sao làm vợ hắn, mụ ta cũng đã có những ngày nhận được những thứ mà mụ không dám mơ tới. Mụ cúi xuống quàng tay ra sau lưng hắn, đỡ dậy để kéo cái áo đã quá lâu ngày không giặt, bốc mùi hôi rình, thay cho hắn cái khác.
Hình như, nhân tình đã làm lòng hắn ấm lại, máu chảy đều hơn, khó khăn lắm hắn mới đưa tay bấu vào được thành cửa sổ, phải cố sức mấy lần hắn kéo được nửa người tì lên, thò đầu ra ngoài. Phía dưới đường, người xe vẫn đi lại như mắc cửi, không biết là hắn muốn hoà vào dòng đời kia hay vì điều ngược lại, vài người vô tình nhìn lên cửa sổ tầng năm của khu chung cư, thấy một bóng người đàn ông bay vèo từ đó xuống hè đường. Hình như trước khi lao xuống, hắn còn nói một lần cuối cùng: hắn là thằng đê tiện.
***
Ngày thứ năm mươi ba sau khi thằng Khỉ chết, mấy người đi ngang nơi chôn hắn, thấy có một nắm nhang đang toả khói, có thể đó là của một người con gái không cha.

                                                                                                               Nguồn sưu tầm: gờ giảm tốc độ