Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Rác thải điện tử đang đe dọa sức khỏe con người và môi trường

Thông tin cập nhật trên trang U.S.News cho biết, núi rác thải điện tử độc hại đang gây nhiều nguy hại cho cả người lao động lẫn môi trường ở các nước đang phát triển. Một số nơi không sử dụng máy tính, điện thoại di động, ti vi và nhiều sản phẩm khác do họ sản xuất ra, tuy nhiên tại các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, phải chịu trách nhiệm này. 

Rác thải điện tử đang gây nhiều nguy hại cho cả con người lẫn môi trường
Rác thải điện tử đang gây nhiều nguy hại cho cả con người lẫn môi trường
Trước đây, các nước phát triển ước tính đã xuất khẩu khoảng 23% lượng rác thải điện tử của họ sang bảy quốc gia đang phát triển, theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường (Mỹ) thông tin.

Nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử ngày càng tăng và tuổi thọ sản phẩm ngày càng ngắn cũng đồng nghĩa với việc chất thải điện tử sẽ không phải là vấn đề. Tuy nhiên, giải pháp lại không thể thực hiện cách nhanh chóng hoặc dễ dàng. 

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, trung bình mỗi hộ gia đình người Mỹ sở hữu khoảng hơn 20 thiết bị điện tử. Một số bang đã cấm xử lý các sản phẩm điện tử như rác thải thông thường, còn EPA đặc biệt khuyến khích tái chế. Tuy nhiên trên thực tế, khi tiến hành tái chế ti vi, thì rất có thể nó sẽ được xuất khẩu sang một số quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Nigeria có công nhân làm công việc tái chế trái phép, thường sử dụng dầu thô, công nghệ nguy hại để trích xuất kim loại có giá trị trong chất thải và sau đó đốt các phần còn lại. 

Theo lập luận, tái chế thiết bị điện tử có thể giúp các nước đang phát triển vượt qua những "khoảng cách số", cũng như phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở những khu vực cần thiết. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, nếu thiết bị không hoạt động thì việc tái chế có thể cung cấp phụ tùng thay thế và các kim loại có giá trị như đồng. Tuy nhiên, quy trình để có được những vật liệu giá trị thường đòi hỏi phải tiếp xúc với kim loại nặng như chì và thủy ngân. 

EPA, một trong những cơ quan chủ trì công tác liên ngành về Quản lý Điện tử do chính quyền Obama thành lập, đã nhận ra những lợi ích tiềm năng của thiết bị điện tử tái chế và khuyến khích hành động trên, cho phép rác điện tử chất thành đống. Tuy nhiên, cơ quan này cũng "rất lo ngại về vấn đề xử lý an toàn các thiết bị điện tử đã qua sử dụng, đặc biệt là loại bỏ thiết bị điện tử hoặc chất thải điện tử cả ở trong nước lẫn nước ngoài đều gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường", phát ngôn viên của EPA, ông Purchia Liz, chia sẻ trong một email. 

Rác thải điện tử rất đáng lo ngại tại các nước đang phát triển
Rác thải điện tử tại các nước đang phát triển rất đáng lo ngại

Còn Jim Puckett, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Basel Action Network (Mỹ), cho biết kỹ thuật của công nhân và nhân khẩu học ở mỗi quốc gia không giống nhau. Tại Ghana, Puckett cho biết ông thấy chủ yếu là trẻ em mồ côi ở độ tuổi từ 12 đến 20 tuổi, làm việc trong khu ổ chuột với công đoạn đốt cháy thiết bị điện tử và giải phóng khí độc vào không khí.

Tại Nigeria, Puckett nhận thấy công nhân ở mọi lứa tuổi ném điện tử vào bãi và đốt chúng. Họ cố gắng sửa chữa và tái chế các thiết bị khi có thể, nhưng phần lớn đều không thể sửa chữa. Ở Trung Quốc, Puckett cho rằng ông thấy trẻ em tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại.

Ông nói thêm: "Trẻ em đào bới thùng rác, trong tro từ nhựa bị đốt cháy, chúng thở trong khói. Đôi khi hiện tượng này còn xảy ra tại nhà khi nấu các bảng mạch. Vì vậy, trẻ em hít phải toàn bộ khí độc."

Một nghiên cứu gần đây của tổ chức phi chính phủ Toxics Link đang tập trung vào cuộc đấu tranh với các chất liệu độc hại cả ở cấp độ toàn cầu và địa phương, báo cáo ô nhiễm đất và nước ở hai khu vực tại Delhi, Ấn Độ có thiết bị điện tử tái chế cho biết.  

Đất ở cả hai vùng Loni và Mandoli (Ấn Độ) đều chứa hàm lượng kim loại nặng và các chất gây ô nhiễm khác ở mức cao. Mẫu đất từ cả hai khu vực chứa chì, mức cao nhất tại Loni gấp gần 147 lần so với mẫu đối chứng. Thêm nữa, nước uống cũng bị ô nhiễm. Mẫu đất tại hai khu vực thậm chí còn chứa thủy ngân gấp 710 lần giới hạn tiêu chuẩn ở Mandoli và gấp khoảng 20 lần hạn định tại Loni. 

Ấn Độ đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc về số lượng thiết bị điện tử tái chế, tiếp theo là Nigeria, Ghana, Bờ Biển Ngà, Benin và Liberia, theo nghiên cứu Khoa học và Công nghệ môi trường (Mỹ) cho biết.

Xuất khẩu chất thải điện tử sang các nước đang phát triển bị cấm ở Liên minh châu Âu, nhưng thực tế vẫn được coi là hợp pháp tại Mỹ. Vì vậy, những người làm việc này tại EU có thể bị truy tố. Mặt khác, để vận chuyển hợp pháp tại EU thì việc đầu tiên là các thiết bị điện tử phải qua kiểm định. 
                                                                                                                                                 Sưu tầm: http://thongthuong.com/thung-rac.html

1 nhận xét:

  1. Nội dung bài viết thật tuyệt vời. Mình cũng muốn giới thiệu về một Công ty dịch thuật uy tín - Công ty dịch thuật miền trung - MIDtrans trụ sở chính chính tại địa chỉ 02 Hoàng Diệu, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có Giấy phép kinh doanh số 3101023866 cấp ngày 9/12/2016 là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật, phiên dịch dành các cá nhân. Hệ thống thương hiệu và các Công ty dịch thuật con trực thuộc: dịch thuật bình dương - dịch thuật miền trung tại địa 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương là địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp tại Bình Dương và các khu vực lân cận ; dịch thuật hồ sơ thầu tại sài gòn địa chỉ 47 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1 TP HCM, dịch thuật đà lạt, lâm đồng : địa 101 Trần Hưng Đạo, TP Đà lạt là nhà cung ứng dịch vụ dịch thuật uy tín hàng đầu tại Lâm Đồng; Công ty dịch thuật Viettrans và dịc vụ binh phuoc translation: dịch vụ dịch thuật tại Bình Phước cho người nước ngoài có nhu cầu, giao diện tiếng Anh dễ sử dụng; dịch thuật tiếng hà lan tại sài gòn: nhà cung ứng dịch vụ dịch vụ dịch thuật phiên dịch hàng đầu tại TP Hồ Chí Minh; dịch thuật tiếng trung hoa tại Đà Nẵng : Địa chỉ 54 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng, dịch thuật đa ngôn ngữ, đa chuyên ngành tại Đà Nẵng; Viettrans 43 Điện Biên Phủ, Quận 1 Sài Gòn: chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật đa chuyên ngành toàn quốc; Công ty dịch thuật Hà Nội MIDtrans chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tại bà rịa, vũng tàu : địa chỉ 55 Lê Thánh Tông, TP Bà Rịa là nhà cung ứng dịch vụ biên dịch, phiên dịch chuyên nghiệp tại địa bàn Vũng Tàu. Ngoài ra, Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ biên dịch và phiên dịch, dịch thuật công chứng chất lượng cao hơn 50 ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung, Pháp, Đức, Nga, .vv... Dịch thuật MIDtrans tự hào với đội ngũ lãnh đạo với niềm đam mê, khát khao vươn tầm cao trong lĩnh vực dịch thuật, đội ngũ nhân sự cống hiến và luôn sẵn sàng cháy hết mình. Chúng tôi phục vụ từ sự tậm tâm và cố gắng từ trái tim những người dịch giả.Tự hào là công ty cung cấp dịch thuật chuyên ngành hàng đầu với các đối tác lớn tại Việt nam trong các chuyên ngành hẹp như: vietnamese tourist tại 46 Trần Cao Vân, TP Huế chuyên trang về thông tin du lịch và các tour đặc sắc tại Việt Nam, y dược (bao gồm bệnh lý), xây dựng (kiến trúc), hóa chất, thủy nhiệt điện, ngân hàng, tài chính, kế toán. Các dự án đã triển khai của Công ty dịch thuật chuyên nghiệp MIDtrans đều được Khách hàng đánh giá cao và đạt được sự tín nhiệm về chất lượng biên phiên dịch. Đó là kết quả của một hệ thống quản lý chất lượng dịch thuật chuyên nghiệp, những tâm huyết và kinh nghiệm biên phiên dịch nhiều năm của đội ngũ dịch giả của chúng tôi. Hotline: 0947688883. email: info@dichthuatmientrung.com.vn . Các bạn ghé thăm site ủng hộ nhé.

    Trả lờiXóa